Tutorial
  • Gadget
  • Kiến thức tổng hợp
  • Thủ thuật máy tính
  • Tin học văn phòng
No Result
View All Result
Tutorial
  • Gadget
  • Kiến thức tổng hợp
  • Thủ thuật máy tính
  • Tin học văn phòng
No Result
View All Result
Tutorial
No Result
View All Result

Bổ ngữ là gì? Vai trò và cách xác định bổ ngữ trong câu

adminthuan by adminthuan
July 26, 2022
in Tiếng Việt
0
Bổ ngữ là gì? Vai trò và cách xác định bổ ngữ trong câu
0
SHARES
23
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bên cạnh chủ ngữ, trạng ngữ là những thành phần chính cấu tạo nên câu thì bổ ngữ là một thành phần phụ đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho câu. Cùng tìm hiểu về bổ ngữ thông qua các ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây!

Contents

  • 1 Thế nào là bổ ngữ? Vai trò của bổ ngữ?
  • 2 Các loại bổ ngữ thường gặp
    • 2.1 Bổ ngữ tình thái
    • 2.2 Bổ ngữ đối tượng
    • 2.3 Bổ ngữ miêu tả

Thế nào là bổ ngữ? Vai trò của bổ ngữ?

Bổ ngữ là một thành phần phụ trong câu. Bổ ngữ thường đứng trước hoặc sau động từ, tính từ để bổ sung nghĩa tạo nên các cụm động từ, cụm tính từ.

VD: 

Cô ấy rất cao => Bổ ngữ “rất” đứng trước và bổ nghĩa cho tính từ “cao”. Bổ ngữ khẳng định chiều cao của cô gái trong câu.

Em bé ngủ trong nôi. => Bổ ngữ “trong nôi” đứng sau và bổ nghĩa cho động từ “ngủ”. Bổ ngữ làm rõ nghĩa của cho động từ “ngủ”.

Các loại bổ ngữ thường gặp

Trong Tiếng Việt, chúng ta thường gặp 3 loại bổ ngữ là: bổ ngữ tình thái, bổ ngữ đối tượng và bổ ngữ miêu tả.

Bổ ngữ tình thái

Bổ ngữ tình thái được đặt trước động từ, tình từ. Chúng biểu thị các sắc thái, thể thức diễn biến của hành động và của trạng thái, tính chất, quan hệ, … được miêu tả ở động từ hay tính từ mà nó bổ nghĩa.

Bổ ngữ tình thái do các tiểu phụ từ tạo thành: rất, hơi, lắm, quá, cực, cực kỳ, tuyệt, … Bổ ngữ là một dấu hiệu để đánh dấu vị ngữ khi cụm từ có bổ nghĩa tình thái làm vị ngữ.

VD: 

Minh/rất thích đọc sách.

CN VN

=> “Rất” bổ nghĩa cho động từ “thích”, giúp tăng thêm và làm rõ ràng sự sở thích đọc sách của bạn Minh. Chúng ta cũng dễ dàng xác định được chủ ngữ vị ngữ qua bổ ngữ “rất”, cụ thể vị ngữ sẽ bắt đầu từ từ “rất” cho đến hết câu.

Chiếc cặp này/ quá đẹp.

CN VN

=> Bổ ngữ tính thái “quá” đứng trước tính từ “đẹp”, tăng thêm tính chân thực của câu miêu tả, làm rõ ràng hơn sự đẹp của chiếc cặp. Tương tự, vị ngữ của câu được xác định là “quá đẹp”.

Bổ ngữ đối tượng

Bổ ngữ đối tượng là kiểu bổ ngữ biểu thị mối quan hệ, sự ràng buộc giữa các sự vật hiện tượng và động từ, tính từ trung tâm. Bổ ngữ đối tượng thường do danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ tạo thành.

Kiểu bổ ngữ này có thể liên kết trực tiếp với động từ, tính từ (không dùng quan hệ từ) hoặc gián tiếp (có dùng quan hệ từ). Vì vậy, bổ ngữ đối tượng được chia nhỏ thành hai loại:

Bổ ngữ trực tiếp

Đây là những bổ ngữ trả lời cho câu hỏi ai? cái gì? Chúng đứng trực tiếp sau vị ngữ và không có giới từ đi kèm.

VD: 

  • Bổ ngữ trực tiếp là danh từ, cụm danh từ:

Chúng tôi / đang làm bài kiểm tra.

Tôi / đã đọc những tờ báo đó.

  • Bổ ngữ trực tiếp là đại từ:

Tôi / đọc chúng vào buổi sáng.

Mẹ / bảo tụi nó đi dọn phòng.

  • Bổ ngữ trực tiếp là mệnh đề:

Cô giáo / bảo rằng chúng em có thể đến lúc 7 giờ sáng.

Bổ ngữ gián tiếp

Bổ ngữ gián tiếp diễn tả rõ mục đích của sự vật, hiện tượng, con người. Chúng thường là danh từ hoặc đại từ, trả lời các câu hỏi cho ai? cho cái gì?

VD: 

Mẹ / đi chợ mua thức ăn cho cả gia đình.

Chúng ta / cần tô màu cho tờ báo tường này.

Ngoài ra, các bổ ngữ có thể kết hợp chặt chẽ với nhau. Một số trường hợp kết hợp của các bổ ngữ thường thấy:

  • Động từ + Đối tượng + người nhận

VD: tặng hoa cho bạn

  • Động từ + Đối tượng + người phát

VD: mượn bút của bạn

  • Động từ + người nhận lệnh + Nội dung lệnh

VD: buộc địch đầu hàng

  • Động từ + Đối tượng + điểm đến

VD: đặt tay lên tường

Bổ ngữ miêu tả

Bổ ngữ miêu tả sẽ đứng sau động từ, biểu thị cách thức, trạng thái, tính chất, mục đích, nơi chốn, … bổ nghĩa cho động từ, tính từ trung tâm.

Bổ ngữ miêu tả tạo thành từ từ hay cụm từ. Chúng có thể liên kết với động từ, tính từ trung tâm bằng quan hệ từ hoặc không dùng quan hệ từ.

VD: Cỏ dại / cao lút đầu.

Bổ ngữ góp phần mở rộng ý, tăng tính diễn đạt cho câu văn, câu nói. Bài viết cung cấp một số thông tin về bổ ngữ trong cú pháp Tiếng Việt giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần bổ ngữ. Cùng tìm hiểu nhiều kiến thức thú vị hơn cùng  …

Previous Post

Vị ngữ là gì? Vai trò và cách xác định vị ngữ trong câu

Next Post

Định ngữ là gì? Phân loại và cách tìm định ngữ trong câu

adminthuan

adminthuan

Next Post
Định ngữ là gì? Phân loại và cách tìm định ngữ trong câu

Định ngữ là gì? Phân loại và cách tìm định ngữ trong câu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You might also like

Chia sẻ Cách tham gia cá cược bóng đá trực tuyến chi tiết và đơn giản nhất

August 6, 2022
Từ đồng âm là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ đồng âm

Từ đồng âm là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ đồng âm

August 2, 2022
Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa kèm ví dụ minh họa

Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa kèm ví dụ minh họa

August 2, 2022
Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa

August 2, 2022
Quan hệ từ là gì? Các loại quan hệ từ thường gặp và ví dụ

Quan hệ từ là gì? Các loại quan hệ từ thường gặp và ví dụ

August 1, 2022
Khởi ngữ là gì? Vai trò và cách nhận biết khởi ngữ trong câu

Khởi ngữ là gì? Vai trò và cách nhận biết khởi ngữ trong câu

August 1, 2022

Boxthuthuat – Chia sẻ thủ thuật máy tính, Windows, Microsoft Office

AE888

điều trị mất ngủ ở đâu

bác sỹ chuyên khoa tâm thần quận 3

nổ hũ uy tín

tỷ lệ kèo

SV88

AE388

  • Gadget
  • Kiến thức tổng hợp
  • Thủ thuật máy tính
  • Tin học văn phòng

Copyright © 2022 - boxthuthuat.com

No Result
View All Result
  • Gadget
  • Kiến thức tổng hợp
  • Thủ thuật máy tính
  • Tin học văn phòng

Copyright © 2022 - boxthuthuat.com