Bài viết sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về hình thoi, cách tính chu vi hình thoi, diện tích hình thoi chi tiết trong từng trường hợp.
Hình thoi là hình tứ giác có 4 cạnh bằng nhau. Hình thoi cũng có thể coi là hình bình hành có 2 cạnh liền kề bằng nhau, hay 2 đường chéo vuông góc với nhau.
NỘI DUNG TÓM TẮT
Tính chu vi hình thoi
Chu vi hình thoi bằng tổng độ dài 4 cạnh hình thoi, tức là bằng 4 lần độ dài 1 cạnh
Công thức:
P= 4.a
Trong đó:
- P: chu vi hình thoi
- a: độ dài cạnh hình thoi
Diện tích hình thoi
Diện tích hình thoi có thể tính bằng công thức tính diện tích hình bình hày
S = a.h
Trong đó:
- S: diện tích
- a: độ dài cạnh hình thoi
- h: chiều cao của hình thoi (khoảng cách giữa 2 cạnh đối)
Ngoài ra, diện tích hình thoi có thể tính bằng 1 nửa tích độ dài 2 đường chéo. Công thức:
Trong đó:
- S: diện tích
- d1, d2: lần lượt là độ dài của 2 đường chéo.
Tìm hiểu về các tính chất của hình thoi
Trong hình thoi:
- Các góc đối nhau bằng nhau.
- Hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc hình thoi.
- Hình thoi có tất cả tính chất của hình bình hành.
Các dấu hiệu nhận biết hình thoi
Tứ giác đặc biệt:
- Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau đều là hình thoi.
- Tứ giác có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau đều là hình thoi.
- Tứ giác có 2 đường chéo là đường phân giác của cả bốn góc đều là hình thoi.
Hình bình hành đặc biệt: hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành, ngoài ra còn có thể các điểm đặc biệt để nhận biết:
- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau
- Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau
- Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc
Trên đây là những tính chất cơ bản của hình thoi, cũng như cách tính chu vi, diện tích hình thoi. Nhìn chung, các kiến thức, công thức này không quá khó nắm vững, bạn chỉ cần để tâm 1 chút là được. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ở phần bên dưới nhé!