Giới thiệu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh toàn thân có biểu hiện viêm mạn tính, chủ yếu của bệnh là tình trạng viêm mạn tính nhiều khớp nhỏ/nhỡ ngoại biên mà nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến di chứng ở các khớp. Bệnh đã tồn tại rất lâu, có thể đã xuất hiện cách đây 3000 năm thông qua việc nghiên cứu đặc điểm của một số bộ xương người cổ Bắc Mỹ. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp gồm 7 tiêu chuẩn (ACR 1987) mà đến nay vẫn được ứng dụng trên lâm sàng.
Trung tâm y khoa điều trị cơ xương khớp
Contents
1.1. Dịch tễ học
Tỷ lệ bệnh mắc bệnh rất dao động từ khoảng 0.3 – 1%. Tại Việt Nam, VKDT chiếm khoảng 0.5% trong cộng đồng và là bệnh lý chiếm trên 20% số bệnh nhân mắc bệnh khớp phải nằm điều trị nội trú tại bệnh viện. Trong nghiên cứu về tình hình bệnh tật khoa Cơ Xương Khớp, bệnh VKDT chiếm tỷ lệ 21,94 % trong đó nữ giới chiếm 92,3 % và lứa tuổi chiếm đa số là từ 36-65 (72,6 %). Trong một số trường hợp, bệnh có tính chất gia đình.
1.2. Bệnh học viêm khớp dạng thấp
1.2.1. Định nghĩa viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương
dưới sụn. Bệnh thường diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp, gây tàn phế cho người bệnh.
1.2.2. Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp
– Tác nhân gây bệnh: có thể là vi rút, vi khuẩn dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
-Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% người bệnh là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
-Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hoá hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% người bệnh có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
1.2.3. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Vị trí khớp tổn thương: hay gặp ở khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷ, khớp vai, khớp háng. Khớp viêm thường đối xứng hai bên.
1.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán
– Cứng khớp buổi sáng (Morning siffness) kéo dài ít nhất 1 giờ.
– Sưng đau ít nhất 3 nhóm trong số 14 nhóm khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gỗi, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân (2 bên).
– Sưng đau 1 trong 3 nhóm khớp của bàn tay: khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
– Sưng khớp đối xứng.
– Có hạt dưới da.
– Phản ứng tìm yếu tố huyết thanh dương tính.
– Hình ảnh X quang điển hình.
1.2.5. Nguyên tắc điều trị
1.2.5.1. Điều trị nội khoa
a. Viêm khớp dạng thấp mức độ nhẹ
– Chủ yếu áp dụng vật lý trị liệu chườm nóng hoặc chườm lạnh.
– Kết hợp với luyện tập trị liệu.
– Nghỉ ngơi đúng mức.
– Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid như:
diclofenac, indomethaxin, voltaren…
b. Viêm khớp dạng thấp thể vừa: (có tổn thương khớp trên X quang)
– Chủ yếu dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như:
diclofenac, indomethaxin, Ibuprofen.
– Điều trị kết hợp: vật lý trị liệu, châm cứu.
c. Viêm khớp dạng thấp thể nặng
– Dùng corticoid: prenisolon, depersolon…
– Thuốc giảm miễn dịch: methotrexat, cyclophosphamid, imuran
1.2.5.2. Điều trị ngoại khoa
– Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp viêm một vài khớp kéo dài mà điều trị nội khoa không hiệu quả khớp viêm và tràn dịch; thường mổ cắt bỏ màng hoạt dịch..
– Điều trị ngoại khoa để phục hồi chức năng một số khớp bị biến dạng nặng, phá hủy nhiều bằng phương pháp: thay khớp nhân tạo, cắt đầu xương, chỉnh hình khớp, hoặc làm dính một số khớp tránh biến chứng nguy hiểm.
1.2.5.3. Điều trị bằng lý trị liệu
Trong VKDT điều trị bằng lý trị liệu và phục hồi chức năng là một biện pháp quan trọng và bắt buộc nhằm tránh được thấp nhất các di chứng, trả lại khả năng lao động nghề nghiệp cho BN và tái hoà nhập cộng đồng.Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Qua đó làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
1.2.6. Biến chứng của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây hạn chế vận động và đau khớp và cũng có thể gây mệt mỏi, hạn chế vận động khiến người bệnh khó thực hiện các công việc hằng ngày như xoay nắm đấm của hoặc cầm bút.Với những người bị viêm khớp dạng thấp, đau cổ hoặc bị các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương về thần kinh.Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến phần trên của cột sống. Tổn thương các khớp ở cổ có thể gây kích thích và tăng áp lực lên các dây thần kinh ở cột sống. Thêm vào đó, viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi của não và cột sống, cũng như chèn ép lên dây thần kinh giữa (dây thần kinh chạy từ cẳng tay qua cổ tay đến bàn tay), gây ra hội chứng ống cổ tay.
Hệ lụy khác từ Covid-19: Tâm lý vật lý trị liệu cho bệnh nhân hậu covid-19
