Hàm VLOOKUP là một hàm rất hữu ích trong Excel, tuy nhiên lại không được nhiều người biết đến. Trong bài viết này, boxthuthuat sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về hàm vlookup là gì, công thức hàm vlookup, cách dùng hàm vlookup, cùng các ví dụ minh họa về vlookup. Bạn có thể sử dụng hàm VLOOKUP này ở tất cả các phiên bản Excel thông dụng hiện nay như Excel 2007, 2010, 2013, 2016 và 2019
NỘI DUNG TÓM TẮT
Hàm VLOOKUP là gì?
VLOOKUP là 1 hàm dò tìm dữ liệu trong Excel. Hàm VLOOKUP sẽ hoạt động dựa trên những bảng cơ sở dữ liệu hoặc có thể hiểu đơn giản hơn là danh sách các hạng mục.
Cách sử dụng hàm VLOOKUP
Cấu trúc hàm Vlookup theo hướng dẫn của Microsoft:
=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_ num, [Range_lookup])
Trong đó:
– Lookup_value: Giá trị cần dò tìm.
– Table_array: Bảng giới hạn để dò tìm, bạn cần sử dụng phím F4 để Fix cố định giá trị nếu bạn muốn copy công thức tự động cho các ô bên dưới
– Col_index_num: Số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong bảng cần dò tìm.
– Range_lookup: Là giá trị Logic (TRUE=1, FALSE=0) quyết định so chính xác hay so tương đổi với bảng giới hạn.
+ Nếu Range_lookup = 1 (TRUE): So tương đối.
+ Nếu Range_lookup = 0 (FALSE): So chính xác.
+ Nếu không nhập gì, Excel sẽ hiểu là Range_lookup = 1
Ví dụ 1
Tính thuế nhập khẩu theo đối tượng của các sản phẩm trong bảng:
Với bảng này, tại ô G5 chúng ta sẽ nhập công thức hàm: =VLOOKUP(D5;$D$17:$F$20;2;1)*E5
Trong đó:
- Vlookup: là hàm dùng để tìm kiếm thuế nhập khẩu tại Bảng quy định thuế.
- D5: Giá trị là đối tượng cần tìm. Trong ví dụ này là các đối tượng: 1,2,3,4.
- $D$17:$F$20: Bảng giới hạn để dò tìm, chính là D17:F20 nhưng được Fix cố định giá trị bằng phím F4 để sao chép công thức xuống các ô G6->G12.
- 2: Thứ tự cột giá trị cần lấy, trong ví dụ này là cột Thuế nhập khẩu
- 1: Trường hợp này có thể lấy giá trị tương đối nên chọn là 1, ngoài ra cũng có thể chọn là 0.
- *E5: đơn giá sản phẩm để tính ra thuế nhập khẩu.
Sau khi hoàn thành ở ô G5, bạn có thể copy công thức cho các cột phía dưới (G6 -> G12)
Kết quả thu được sẽ như hình phía trên.
Khi nào nên sử dụng Range_lookup=1 và khi nào nên dùng Range_lookup=0?
Range_lookup=0 được sử dụng khi chúng ta cần tìm giá trị đúng tuyệt đối, ví dụ cần tính thuế nhập khẩu như trường hợp trên. Mặc dù trường hợp đó sử dụng Range_lookup=1 cũng vẫn được.
Range_lookup=1 khi chúng ta cần tìm giá trị tương đối nghĩa là gần đúng. Chẳng hạn như ở ví dụ dưới đây:
Ví dụ 2
Trường hợp này, chúng ta cần xếp loại học sinh dựa trên điểm trung bình, và Range_lookup=1 sẽ được sử dụng, vì để xếp loại theo bảng tham chiếu thì chúng ta bắt buộc phải lấy giá trị tương đối nghĩa là gần đúng. Ví dụ ở đây, điểm 7.2 lớn hơn 7 nên được xếp loại Khá, điểm 6,6 gần với điểm 6 hơn điểm 5.5 nhưng thấp hơn 7 nên vẫn chỉ được xếp là Khá,….
Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007, 2010, 2013, 2016 và 2019. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ở phía bên dưới nhé!