Tutorial
  • Gadget
  • Kiến thức tổng hợp
  • Thủ thuật máy tính
  • Tin học văn phòng
No Result
View All Result
Tutorial
  • Gadget
  • Kiến thức tổng hợp
  • Thủ thuật máy tính
  • Tin học văn phòng
No Result
View All Result
Tutorial
No Result
View All Result

Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa kèm ví dụ minh họa

adminthuan by adminthuan
August 2, 2022
in Tiếng Việt
0
Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa kèm ví dụ minh họa
0
SHARES
22
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Từ ngữ trong Tiếng Việt vốn phong phú và đa dạng: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, … Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về từ trái nghĩa qua các ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Contents

  • 1 Khái niệm từ trái nghĩa
  • 2 Đặc điểm của từ trái nghĩa
  • 3 Tác dụng của từ trái nghĩa
  • 4 Các loại từ trái nghĩa
    • 4.1 Từ trái nghĩa hoàn toàn
    • 4.2 Từ trái nghĩa không hoàn toàn
    • 4.3 Xác định cặp từ trái nghĩa
  • 5 Sử dụng cặp từ trái nghĩa

Khái niệm từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Chúng khác nhau cả về mặt ngữ âm và về mặt ngữ nghĩa.

VD: Cao >< thấp, gầy >< béo, siêng năng >< lười biếng, tốt >< xấu.

Đặc điểm của từ trái nghĩa

Các từ trái nghĩa hầu hết đặc trưng cho phẩm chất, đặc điểm (dày >< mỏng, đẹp >< xấu, thông minh >< ngu ngốc, …);một số chỉ ra các mối quan hệ không gian và thời gian (lớn >< nhỏ, cao >< thấp, ngày >< đêm, …); số ít hơn mang nghĩa về định lượng (ít >< nhiều, đơn >< đa, …), hành động và trạng thái (vui >< buồn, khóc >< cười, đứng >< ngồi, …)

Từ trái nghĩa thường đi theo từng cặp tương quan. Tuy nhiên, không phải từ nào cũng có từ trái nghĩa.

VD: Trong Tiếng Việt, tồn tại một số từ không có từ trái nghĩa: khát, … 

Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Tác dụng của từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đổi để tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh cho người nghe/ người đọc và tăng thêm sự sinh động trong câu văn, câu thơ, câu nói. Chúng ta thường thấy từ trái nghĩa trong các bài ca dao, tục ngữ, thành ngữ.

VD: 

Chân cứng đá mềm, chạy sấp chạy ngửa, bước thấp bước cao … 

=> Bằng cách sử dụng các từ trái nghĩa, đối lập, những câu thành ngữ trở nên sống động hơn, hình ảnh gây ấn tượng sâu cho người nghe, người đọc.

“Chị em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Ca dao

=> Chỉ trong một câu thơ lục bát, xuất hiện đến hai cặp từ trái nghĩa là “rách >< lành” và “dở >< hay”. “Rách” và “lành” tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khác nhau; sự đối lập giữa cuộc sống khó khăn, nghèo khổ và cuộc sống sung túc, đủ đầy. Câu ca dao là lời dạy bảo của ông cha về sự yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia giữa anh chị em trong nhà.

Từ trái nghĩa không những có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển của hệ thống từ trái nghĩa phản ánh nhận thức của con người về thực tại – mọi vật tồn tại đều phụ thuộc lẫn nhau đầy mâu thuẫn.

Các cặp từ trái nghĩa còn được dùng để so sánh đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng, con người.

VD: 

Bạn Minh thì cao, bạn thì Lan thấp.

  Tóc bố thì ngắn còn tóc mẹ dài. 

Ngoài ra, từ trái nghĩa còn được dùng để chứng minh, phản bác một vấn đề, một sự việc được cho là không đúng sự thật. Từ trái nghĩa cũng mang đến giá trị nghệ thuật gợi hình gợi cảm cao.

Các loại từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa được phân thành 2 loại chính là từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.

Từ trái nghĩa hoàn toàn

Từ trái nghĩa hoàn toàn là những cặp từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Đó là những từ mà một khi nhắc đến thì ta nghĩ ngay đến từ mang nghĩa đối lập với từ đó.

VD: cao >< thấp, dài >< ngắn, to >< nhỏ, lớn >< bé, nhanh >< chậm, …

Từ trái nghĩa không hoàn toàn

Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những cặp từ có phần ý nghĩa không hoàn toàn trái ngược nhau. Cụ thể, khi nhắc đến từ này thì chúng ta không nghĩ ngay tới từ kia.

VD: nhỏ >< khổng lồ, yêu >< căm thù, thấp >< cao lêu nghêu, tốt bụng >< xấu xa, hiền lành >< quỷ quyệt, … 

Xác định cặp từ trái nghĩa

Việc xác định các cặp từ trái nghĩa sẽ không quá khó khăn nếu bạn nắm vững một số lưu ý sau:

  • Hai từ trái nghĩa với nhau khi chúng có cùng khả năng kết hợp với một từ bất kỳ và xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh.

VD: no bụng – đói bụng, người tốt – người xấu, hoa tươi >< hoa héo, … 

  • Hai từ trái nghĩa chắc chắn có mối quan hệ liên tưởng đối lập mạnh mẽ và thường xuyên.

VD: rộng >< hẹp, sâu >< nông, trên >< dưới, nặng >< nhẹ, đúng >< sai, tròn>< méo, …

  • Dựa trên các cơ sở khác nhau, chúng ta có thể tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa.

VD: Cùng là từ “nhạt” nhưng chúng ta có thể xác định nhiều cặp từ trái nghĩa:

  • Dựa trên cơ sở chung là độ mặn, ta có nhạt >< mặn
  • Dựa trên cơ sở chung là độ ngọt, ta có nhạt >< ngọt
  • Dựa trên cơ sở về sắc độ màu, ta có nhạt >< đậm
  • Dựa trên cơ sở tình cảm, ta có nhạt >< thắm thiết hoặc nhạt >< đằm thắm. 

Tuy nhiên, khi xác định cặp từ trái nghĩa bạn cần lưu ý những từ ngữ có vẻ đối nghịch nhau về nghĩa những nếu chúng không nằm trong quan hệ tương liên thì nó không phải là cặp từ trái nghĩa.

VD: Chiếc quạt tuy nhỏ mà xinh, Cậu ta thông minh nhưng lười, …

Sử dụng cặp từ trái nghĩa

Để tạo hiệu quả cao nhất khi dùng các từ trái nghĩa, bạn cần phải tập sự cân đối trong khi viết cũng như khi nói.

Khi bạn muốn tạo sự tương phản nhằm đả kích, phê phán một sự việc, một vấn đề hay một hành động.

VD: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.” Ông cha có câu thành ngữ phê phán lối sống hèn nhát, lừa lọc, cơ hội, những kẻ chỉ biết ngồi chờ đợi thành quả mà không chịu làm. 

Dùng từ trái nghĩa trong thơ văn để tạo vế đối, từ đó bày tỏ cảm xúc, tâm trạng của người viết.

VD:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

=> Hồ Xuân Hương bày tỏ tâm trạng tiếc thương, đồng cảm cho cuộc đời vất vả, gian truân của người phụ nữ.

Tìm hiểu Tiếng Việt càng nhiều bạn sẽ càng thấy cái hay, sự rộng lớn của ngôn ngữ. Cùng trau dồi và tích lũy những kiến thức bổ ích về ngôn ngữ Việt qua các bài viết của …..

Previous Post

Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa

Next Post

Từ đồng âm là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ đồng âm

adminthuan

adminthuan

Next Post
Từ đồng âm là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ đồng âm

Từ đồng âm là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ đồng âm

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You might also like

Chia sẻ Cách tham gia cá cược bóng đá trực tuyến chi tiết và đơn giản nhất

August 6, 2022
Từ đồng âm là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ đồng âm

Từ đồng âm là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ đồng âm

August 2, 2022
Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa kèm ví dụ minh họa

Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa kèm ví dụ minh họa

August 2, 2022
Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa

August 2, 2022
Quan hệ từ là gì? Các loại quan hệ từ thường gặp và ví dụ

Quan hệ từ là gì? Các loại quan hệ từ thường gặp và ví dụ

August 1, 2022
Khởi ngữ là gì? Vai trò và cách nhận biết khởi ngữ trong câu

Khởi ngữ là gì? Vai trò và cách nhận biết khởi ngữ trong câu

August 1, 2022

Boxthuthuat – Chia sẻ thủ thuật máy tính, Windows, Microsoft Office

AE888

điều trị mất ngủ ở đâu

bác sỹ chuyên khoa tâm thần quận 3

nổ hũ uy tín

tỷ lệ kèo

SV88

AE388

  • Gadget
  • Kiến thức tổng hợp
  • Thủ thuật máy tính
  • Tin học văn phòng

Copyright © 2022 - boxthuthuat.com

No Result
View All Result
  • Gadget
  • Kiến thức tổng hợp
  • Thủ thuật máy tính
  • Tin học văn phòng

Copyright © 2022 - boxthuthuat.com